Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Trần Văn Thuận


THEO LỜI BÁC DẠY CỐ GẮNG
CHO SỰ NGHIỆP TRỒNG NGƯỜI
Là một giáo viên được 4 năm tuổi nghề tôi dần hiểu được thế nào là yêu nghề dạy học, càng hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình là một người thầy là sự nghiệp trồng người như lời Bác Hồ dạy:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Đó là hai câu mở đầu bài nói của Bác Hồ tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13-9-1958, đăng trên báo Nhân Dân số 1645, ngày 14-9-1958. Điều Bác nghĩ suy, trăn trở nhiều nhất là việc “trồng người”. Bác nói với anh chị em giáo viên: “Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người phải cố gắng làm tròn nhiệm vụ. Tất cả các giáo viên chớ nên cho học thế này đã là đủ, mà phải tiếp tục học tập thêm để tiến bộ mãi”. Theo những lời dạy đó của Bác tôi luôn cố gắng học tập năng cao trình độ của mình khi có điều kiện.Ngoài giờ dạy trên lớp những lúc rãnh tôi đọc thêm sách và tìm hiểu thêm tài liệu trên mạng để năng cao chuyên môn của mình, làm sao cho tiết dạy sao luôn tốt hơn tiết dạy trước, học sinh cảu mình càng học tốt hơn.
Dù cuộc sống của bản thân còn nhiều khó khăn nhưng tôi vẫn tâm niệm mình là thanh niên, mình còn trẻ thì “ Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Tháng 10-1968, trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, bắt đầu năm học mới, Bác Hồ lại nhắc nhở: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học, kỹ thuật”…. Trong chiến tranh khó khăn các thầy cô giáo còn dạy tốt, trong khi mình bây giờ có nhiều điều kiện hơn thì phải cố gắng dạy tốt hơn.
 “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới”.
 Học và làm theo Tư tưởng Hồ Chí Minh, bản thân tôi luôn ý thức được phải tiếp tục tổ chức thực hiện tốt công tác giảng dạy hay có hiệu quả việc trồng Người.

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Phan Thị Như Quỳnh 01

 Ngày 24.11.2012
          Vậy là mình đã tạm biệt quảng đời sinh viên và  đi làm được gần 3 tháng.  Thời gian 3 tháng không nhiều nhưng phần nào đủ để mình cảm nhận được niềm vui và cả những khó khăn khi làm một cô giáo thực sự.  Người ta thường nói rời ghế nhà trường là bước chân vào đời, mình biết mình đang chập chững bước những bước đầu tiên trên đường đời, có nhiều điều thú vị phía trước đón đợi mình khám phá, nhưng cũng có rất nhiều khó khăn đang chờ đợi thử thách… sẽ cố gắng để vượt qua, tự nhủ với chính mình như thế.
Về với Nguyễn Hiền, mình có thêm những người bạn, những người anh, người chị đồng nghiệp và được họ chỉ bảo, giúp đỡ nhiều trong công tác cũng như tham gia các hoạt động của trường. Mình thực sự vui và biết cố gắng nhiều hơn khi được họ chân thành, nhiệt tình chỉ bảo cho mình như thế. Thực sự cảm ơn tất cả mọi người! mình sẽ cố gắng nhiều để là người có ích cho Nguyễn Hiền, cho công việc, cho cuộc sống này.

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Trần Thị Diên 01

Ngày đăng 23.11.2012
                                                CẦN CHIẾN THẮNG CHÍNH MÌNH
                                                                                                      
                                                                                                                            Trần Thị Diên
               Từ khi gia nhập đoàn tôi luôn nhớ tới lời dạy của Người "Đâu cần thanh niên có / Đâu khó có thanh niên". Lúc đầu, khi được giao nhiệm vụ gì khó khăn, tôi cũng rất e ngại: ngại khó, ngại khổ... Nhưng rồi nghĩ tới lời dạy của Người tôi tự nhủ: mình phải chiến thắng chính mình, chiến thắng sự lười biếng, chiến thắng sự tự ti trong bản thân mình...Năm nay, tôi được giao nhiệm vụ làm chuyên đề thao giảng cụm trình bày về một phương pháp học tập theo góc, một phương pháp mới mà tôi chưa từng áp dụng bao giờ. Lúc mới nhận, tôi rất lo lắng, nhiều khi mất ăn, mất ngủ ( nhiều hôm liền tôi phải thức đến hơn 1 giờ sáng). Công việc trên trường, công việc nhà bận rộn nhiều lúc tôi muốn bỏ cuộc. Tôi tự nhủ với chính mình phải: cố lên !cố lên! Nhờ vậy mà tôi có động lực mà làm tiếp công việc. Ngày hôm nay, mọi việc gần như đã hoàn thành ngoài sức tưởng tượng của tôi. Tôi mừng lắm! Cuối cùng thì tôi đã chiến thắng được mình và đã đạt được thành công bước đầu. Tuần sau tôi sẽ báo cáo kết quả. Dù chưa biết kết quả sẽ ra sao nhưng tôi vẫn tự hào vì đó là công sức của chính mình!

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Trần Thanh Tuấn 20-11-2012

 THẬT VINH DỰ VỚI NGHỀ DẠY HỌC!
Trần Thanh Tuấn
         Là một công dân trẻ, được sinh sống và làm việc trên thành phố mang tên Bác rất năng động và nhộn nhịp, tôi rất hạnh phúc. Càng vinh dự và hạnh phúc biết bao khi chúng tôi làm nghề dạy học. Bằng những hoàn cảnh khác nhau và xuất phát từ tình yêu trẻ chúng tôi đến với nghề dạy học, một cái nghề cao quý nhất. 
          Tiếp bước Thầy cô, chúng tôi đến với nghề dạy học bằng cả những nhiệt huyết của thế hệ trẻ. Vào nghề còn rất trẻ, nhưng bản thân tôi đã thấu hiểu biết bao sự hi sinh mà thầy cô đã từng dành cho chúng tôi. Và nay, chúng tôi đang trải nghiệm với những điều đó!
           Gần 3 năm công tác trong ngành giáo dục, tôi luôn có những cảm xúc không thể hiểu vì sao kỳ vậy! Tại sao khi dạy, thầy cô thường in sâu và nhớ mãi tên của những em học sinh chưa ngoan, từng tính cách, cử chỉ của các em! Có phải chăng đó là cái thú vị mà cuộc đời đã ban tặng cho chúng tôi. Tôi thật sự cảm ơn các em học sinh ấy, các em đã cho tôi sự vững bước trong cuộc đời này, các em đã làm cho tôi yêu quý và trân trọng cái nghề này hơn! Mỗi lần được kèm và giúp đỡ một học sinh yếu tiến bộ, tôi vô cùng hạnh phúc. 
             Cách đây 2 ngày, một học sinh cũ (ở trường THPT Thủ Khoa Thừa - Long An, nơi tôi dạy lúc trước) mà tôi từng giúp đỡ vì hoàn cảnh khó khăn và có học lực yếu, em đã tốt nghiệp THPT, nay là sinh viên trường CĐ Văn Hoá Du Lịch Sài Gòn, đến chúc mừng 20/11 tôi và mời thầy một ly kem. Tôi xúc động, hỏi em "Ngoài giờ học ra, em có đi làm gì không?". Em cũng thành thật nói, em có đi làm thêm. Hôm qua, em vừa nhận được tháng lương đầu tiên nên tranh thủ đến mời thầy ly kem. Tôi rất vui vẻ nhận lời mời của em. Tôi thật sự rất vui khi 2 năm rùi mà học sinh trường cũ lại đến thăm thầy nơi thành phố này! Nơi tôi dạy, học sinh cũng tương đối khá và rất ngoan. Các em rất yêu quý tôi. Đó là động lực đễ tôi sẽ tiếp tục "cháy" trên bục giảng.
             Mặc dụ trong cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng những giáo viên trẻ như tôi sẽ luôn giử mãi ngọn lửa! Ngọn lửa thắp sáng con đường tiếp nhận tri thức cho các em học sinh thân yêu........

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

PHẠM ĐÌNH TRÁNG

Chào tất cả mọi nguời, khi nhắc đến nhật ký chắc ai cũng nghĩ viết để mình đọc là chính, mình thì chưa viết nhật ký bao giờ nên bây giờ ngồi viết thấy sao sao ấy. Viết nhật ký thì có vẻ nghe dễ rùi, còn viết nhật ký làm theo lời bác thì làm sao đây? Khó quá đi.
Bác Hồ, vị cha già kính yêu của dân tộc, người đã hy sinh ca cuộc đời mình để tim đường giải cứu dân tộc, người đã sống cuộc đời giản dị, trong đó Người đã căn dặn rằng con người phải có 4 đức: cần, kiệm, liêm, chính; thiếu một trong 4 đức đó thì không thành người. Ngẫm đi ngẫm lại thấy lời căn dặn của nguời thật là đúng, trong cuộc sống lúc nào cũng có nhiều khó khăn thách thức mà con ngừoi phải trải qua, ai cũng có thể bị cám dỗ bởi đồng tiền hay vật chất. Mấy ai biết sau này có khó khăn không để mà tiết kiệm, đội khi chỉ vì cuỗc sống mà con nguời bán rẻ luơng tâm mình, với tôi chỉ cần làm được một phần nhỏ lời căn dặn của ngừoi cũng thấy tự hào rồi.Có lẽ việc tôi làm tốt nhất là thực hành tiết kiệm, vì có tiết thường xuyên ở trường nên tôi thường xuyên có mặt ở trường, mỗi lần vô trường tôi thường tắt các đèn và quạt không sử dụng, sử dụng máy tính xong tôi thuờng tắt màn hình truớc khi về. Một vài công việc nho nhỏ cũng chằng phải to tát gì lắm có lẽ ai cũng làm được

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

Phan Nhật Thanh Thảo


Dạo này mọi thứ đã trở lại bình thường, mình đã bắt đầu quên được áp lực công việc để sống vui vẻ thoải mái hơn. Dạo trước lúc nào cũng cảm thấy uể oải, mệt mỏi, lúc nào cũng muốn ngủ cả, khi nào áp lực quá, nhiều việc quá thì bắt đầu cảm thấy khó chịu, bực bội trong người. Lý do cơ bản đó là: không vận động :(.
Bây giờ thì khác rồi, những ngày cuối tuần ngày nào mình cũng đánh cầu với mọi người. Vì là dân tay ngang nên... :P nhưng bây giờ thì đánh khá hơn một tý, đã chịu khó chạy theo để đỡ cầu :) chứ không còn đứng một chỗ chờ cầu tới như xưa. Mình cũng muốn ngày nào cũng đánh lắm, nhưng những ngày đầu tuần ngày nào mình cũng dạy tới 5h nên chỉ có thể tham gia vào cuối tuần.
Nhờ những buổi vận động đó mà tinh thần mình thoải mái hơn, suy nghĩ được nhiều thứ. Vừa rồi mình mới tổ chức sinh nhật cho lớp và kết quả là thành công ngoài mong đợi :). Hy vọng là mình có thể duy trì được hoạt động này để có thể duy trì một cơ thể nhanh nhẹn và một tinh thần thoải mái để sẵn sàng đượng đầu với mọi áp lực :).

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Hà Cẩm Ân

Mình là người phát động viết blog nhật ký làm theo lời Bác, nhưng trước hết xin lỗi các đồng chí là mình tới giờ mới viết ( tức là trễ hết 1 ngày so với lịch bản thân mình phân công đó ). :(

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

Phân công Viết nhật ký làm theo lời Bác năm học 2012 - 2013

      Tiếp theo phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh, Chi Đoàn GV Nguyễn Hiền tiếp tục thực hiện mô hình viết blog nhật ký làm theo lời Bác.

Nội dung yêu cầu : 
     Nội dung các bài đăng yêu cầu các đồng chí không liệt kê các đức tính và tấm gương của Bác Hồ nữa, mà mình tập trung vào những việc làm thực tế trong cuộc sống của mình để thể hiện mình làm theo tâm gương đạo đức của Hồ Chí Minh. ( nếu đồng chí nào không đảm bảo nội dung yêu cầu, BCH sẽ yêu cầu viết lại và xóa bài không đủ yêu cầu )

Hình thức đăng bài :
    Mỗi đồng chí sẽ phụ trách viết nhật ký trong vòng 1 tuần ( theo sự phân công đính kèm), trong tuần phân công các đồng chí có thể viết nhiều hơn 1 bài, theo hướng dẫn link sau http://nhatkynguyenhien.blogspot.com/2011/10/huong-dan-viet-blog.html 
mọi thắc mắc xin liên hệ với đồng chí Ân theo số dt 0938080477

Phân công viết blog : lịch phân công xuyên suốt nguyên năm học.

Tháng 10 :

 7/10 - 13/10 : Đ/c Hà Cẩm Ân

 14/10 - 20/10 : Đ/c Trần Văn Thuận

 21/10 - 27/10 : Đ/c Phan Nhật Thanh Thảo

 28/10 - 3/11 : Đ/c Phạm Đình Tráng

Tháng 11 :

 4/11 - 10/11 : Đ/c Phan Thị Như Quỳnh

 11/11 - 17/11 : Đ/c Nguyễn Thanh Tú

 18/11 - 24/11 : Đ/c Trần Thanh Tuấn

 25/11 - 1/12 : Đ/c Trần Thị Diên

Tháng 12 :

 2/12 - 8/12 : Đ/c Đỗ Thị Thủy

 9/12 - 15/12 : Đ/c Võ Thị Làn

16/12 - 22/12 : Đ/c Nguyễn Thị Bích Hạnh

 23/12 - 29/12 : Đ/c Nguyễn Mai Phương

Tháng 1 :

 30/12 - 5/1 : Đ/c Nguyễn Thị Bích Thu

 6/1 - 12/1 : Đ/c Trần Lê Quốc Bình

 13/1 - 19/1 : Đ/c Nguyễn Bình Di

 20/1 - 26/1 : Đ/c Lý Minh Long

Tháng 2 :

 27/1 - 2/2 : Đ/c Nguyễn Thị Kiều Oanh

 3/2 - 9/2 : Đ/c Trương Thị Bé

 10/2 - 16/2 : Đ/c Nguyễn Thái Ánh

 17/2 - 23/2 :Đ/c Đinh Thị Quỳnh Liên

 24/2 - 2/3 : Đ/c Lê Thị Minh Hiếu

Tháng 3 :

 3/3 - 9/3 : Đ/c Nguyễn Thị Thanh

 10/3 - 16/3 : Đ/c Nguyễn Lê Văn

 17/3 - 23/3 : Đ/c Nguyễn Kim Phụng

 24/3 - 30/3 : Đ/c Nguyễn Duy Khánh

Tháng 4 :

 31/3 - 6/4 : Đ/c Nguyễn Danh Tuấn

 7/4 - 13/4 : Đ/c Trần Thị Phương Nam.

 14/4 - 20/4 : Đ/c Đặng Ngân Hà

 21/4 - 27/4 : Đ/c Trần Văn Thuận

 28/4 - 4/5 : Đ/c Phan Nhật Thanh Thảo

Tháng 5 :

 5/5 - 11/5 : Đ/c Phạm Đình Tráng

 12/5 - 18/5 : Đ/c Phan Thị Như Quỳnh

 19/5 - 25/5 : Đ/c Nguyễn Thanh Tú

 26/5 - 1/6 : Đ/c Trần Thanh Tuấn

                                                                                    TM. BCH CĐGV NGUYỄN HIỀN
                                                                                                              P. Bí thư
                                                                                                              ( Đã ký )

                                                                                                            Hà Cẩm Ân

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Nguyễn Thị Bích Thu

Hưởng ứng phong trào phát động học tập và làm theo lời Bác tôi đã đọc và được nghe rất nhiều những mẩu chuyện, lời di huấn của Bác Hồ . Theo Bác, thực hành tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Trái lại tiết kiệm là tích cực, để dần dần nâng cao mức sống. Bác coi thực hành tiết kiệm để phục vụ cho kháng chiến và xây dựng đất nước, để nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Người nói, nội dung của tiết kiệm bao gồm: Tiết kiệm tiền của, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ của mình và của người khác. Tiết kiệm phải cụ thể, thiết thực ngay từ trong vị trí công tác của mình. Và Bác thường xuyên nhắc nhở, tât cả mọi người đều phải tiết kiệm.

Những mẩu chuyện cụ thể, tự nhiên, đơn giản của Bác có ý nghĩa vô cùng to lớn mà ai cũng phải học và vận dụng phù hợp với điều kiện của mình, đó là tinh thần tiết kiệm thường xuyên và triệt để của Bác. Chúng ta đã nghe nhiều , biết nhiều về những phẩm chất của Bác. Từ đó, cá nhân tôi đã quyết tâm, tự giác kiềm chế việc tiêu dùng quá mức, giảm sự lãng phí, tạo tâm lý chi tiêu lành mạnh. Trong đó tiết kiệm là mục quan trọng của gia đình cũng như công việc của cơ quan. Giờ khi đã lập gia đình, tôi tuyệt  đối không thử thói quen chi tiêu như trước đây, tích luỹ dần để nâng cao mức sống, phải suy nghĩ thật kỹ trước khi mua sắm những tài sản lớn. Tạo một quyển sổ ghi chép để nắm tình hình chi tiêu trong các giai đoạn, việc quản lý tài chính gia đình rất hợp lý.

Ngay trong vị trí công tác luôn cải tiến để tiết kiệm, cùng các đồng nghiệp tham gia chương trình tiết kiệm điện trong các công tác chuyên môn, từ những việc nhỏ nhất như: tiết kiệm trong sử dụng văn phòng phẩm, điện, nước và điện thoại cơ quan. Tôi luôn nhắc nhở các học sinh cũng phải biết tiết kiệm, sử dụng tài sản của nhà trường một cách hợp lý, giảm  tối đa hư hao.

Khi ở nhà cũng vậy tôi luôn sử dụng tiết kiệm điện, nước khi không cần thiết, hưởng ứng phong trào tiết kiệm điện mà nhà nước kêu gọi. Tôi cùng gia đình đã thay đèn thắp sáng bằng đèn tiết kiệm điện. Tiết kiệm trong việc mua sắm chi tiêu trong gia đình, không xa hoa lãng phí. Vì tôi tâm niệm rằng, khi tiết kiệm những việc nhỏ sẽ thành những cái to.

Thiết nghĩ mọi người có thể học một số điều từ Bác để cho mình trở lên tốt đẹp hơn, để sống sao cho xứng đáng với những lời dạy của Người.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Trần Thị Diên


Bác Hồ vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam! Tư tưởng Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức của người là tài sản vô giá của Đảng và dân tộc ta. Là một đoàn viên, một giáo viên trẻ tôi luôn lấy Người là tấm gương sáng để học hỏi và nhắc nhở mình luôn cố gắng hết mình để làm được những việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân tôi đã từng chiêm nghiệm một điều làm theo lời Bác không khó, bởi chúng ta chỉ cần làm một việc gì đúng là chúng ta đã thấy được lời Bác dạy trong đó. Mỗi ngày làm một việc đúng, một việc tốt là chúng ta đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Là một đoàn viên, giáo vên trẻ găn bó với Trường phổ thông trung học đã được mấy năm, hôm nay tôi cũng mong muốn nhờ trang nhật kí nhỏ bé này chia sẻ những điều mà bản thân tôi đã từng tiếp thu từ tư tưởng của Bác Hồ kính yêu.
Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm, chăm lo bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ, coi nhiệm vụ "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết". Đó cũng là lí do mà tôi chọn hướng đi cho cuộc đời: gắn bó cuộc đời mình với phấn trắng, bảng đen để ươm những mầm xanh góp phần đưa nước nhà “bước tới đài vinh quang sánh vai với cường quốc năm châu”. Nhiệm vụ ấy của Người tôi biết là một điều không đơn giản nhưng suốt mấy năm qua tôi luôn cố gắng hết mình để hoàn thành trách nhiệm của một người giáo viên. Sinh thời Người cũng từng căn dặn: "Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả đức lẫn tài". Xuất phát từ lời căn dặn đó tôi luôn nhắc nhở mình phải hướng học trò của mình tới hai điều quan trọng và cần thiết ấy. Trong từng tiết dạy tôi luôn muốn cung cấp những kiến thức tối đa nhất cho học trò của mình. Nhưng kèm theo lượng kiến thức ấy tôi luôn cố gắng tích hợp cuộc sống để học sinh thấy được những bài học nhân sinh. Đặc biệt học tập từ tấm gương của Người, tôi nhận thấy rèn luyện đức cho học sinh thiết thực, gần gũi và nhanh nhất là bằng chính lối sống của bản thân một người giáo viên. Giáo viên chính là một chuấn mực cho học sinh noi theo. Ý thức được điều đó tôi đã xác định cho mình một lối sống, một phong cách mới khi gắn bó với nhiệm vụ truyền chữ dạy người này. Mỗi người đều có một cái tôi riêng của mình nhưng khi đứng trước học trò tôi phải giấu đi cái tôi ấy. Một lời nói cho chuẩn mực, một cách ăn mặc gọn gàng, tác phong đứng đắn đó là những điều nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng để nhắc nhở học sinh nhìn vào và noi theo. Làm được điều đó không phải là ngày một, ngày hai mà là một hành trình lâu dài đối với tôi. Mỗi ngày chỉnh sửa một chút, học tập, tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn.
Đó là những điều tôi từng thực hiện trong trách nhiệm của một người giáo viên. Trở về với cuộc sống đời thường, lối sống của Bác cũng đem đến cho tôi nhiều bài học sâu sắc. Tôi còn nhớ câu chuyện kể về lối sống tiết kiệm, nhường cơm sẻ áo của Người. Mỗi ngày Người đều bớt lại một nắm gạo để dành cho đồng bào bị đói. Hành động đó của Người đã để lại trong tôi những ấn tượng khó phai. Ngày nay đất nước đã văn minh, tiến bộ hơn nhiều, nhưng vẫn còn đó những mảnh đời bất hạnh cần được giúp đỡ, chia sẻ. Vì vậy những đợt ủng hộ đồng bào bị lũ lụt hay ủng hộ người nghèo tôi đều ủng hộ hết mình. Những đồ dùng, quần áo còn mới trong gia đình không dùng nữa thay vì vứt đi tôi đều đem tới những địa chỉ quyên góp bởi tôi biết rằng ở đâu đó vẫn cần đến những thứ đồ dùng tưởng như vô giá trị kia.
Làm theo lời Bác đó không phải là điều quá to tát như mọi người thường nghĩ. Từ những điều nhỏ nhất bạn cũng có thể làm theo được tấm gương đạo đức của Người. Với cá nhân tôi làm tròn trách nhiệm của một người giáo viên, trách nhiệm của một người công dân, luôn tự học và giữ gìn một lối sống lành mạnh đó cũng là một lối sống theo gương Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Hà Cẩm Ân


Việc viết nhật ký đối với mình đâu phải việc gì khó, nhưng thông thường là nhật ký của mình là chỉ có mỉnh đọc được thôi, mà bây giờ viết nhật ký mà phải cho mọi người cùng đọc mới ác chứ. thiệt là ngại quá đi.
Theo như mình nghĩ viết nhật ký làm theo lời Bác rất là tốt, thứ nhất, đây chính là nơi để các bạn tự lăng xê cho mình, tự nói nên mình đã học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào. Thứ hai, đây cũng là nơi để cho mọi người có thể hiểu nhau hơn, từ đó mọi người có thể thân thiết với nhau hơn.
Bác Hồ thường hay dạy mọi người phải "Cần, Kiệm, Liêm, Chính", nhưng có thiệt là mọi người đều có thể làm được không? Trước hết mình xin giải thích sơ qua về 4 chữ vàng đó nha. ^^ Về cần, kiệm, liêm, chính, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là phẩm chất gắn liền với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể hàng ngày của mỗi con người không thể che đậy được; gắn chặt giữa nói và làm, giữa suy nghĩ và hành động. Thể hiện cụ thể:
+ Cần, là sự lao động, làm việc cần cù sáng tạo, có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật, có kế hoạch, có năng suất, chất lượng cao. Những thói hư, tật xấu lười lao động, ăn bám, ăn cắp, làm láo báo cáo hay, vô tổ chức, vô kỷ luật là không phù hợp với đạo đức phẩm chất cách mạng. Bác Hồ rất ghét kẻ đạo đức giả, nói mà không làm, nói một đường làm một nẻo. Người cho rằng kẻ đó làm giảm đi lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
+ Kiệm, là tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiền của của dân, của nước, của bản thân từ cái nhỏ, đến cái lớn, không phô trương hình thức, xa xỉ, hoang phí. "Tiết kiệm là quốc sách".
+ Liêm, là "luôn luôn tôn trọng của công, của dân", "liêm khiết trong mọi hoàn cảnh" không tham địa vị, không tham tiền tài; không ham người tâng bốc mình. Lợi dụng chức vụ quyền hạn đục khoét của công, tham ô, hối lộ, móc ngoặc làm những việc trái đạo đức, trái pháp luật, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân là người không liêm.
+ Chính, là "người không tà, thẳng thắn, đứng đắn" đối với mình, đối với người và đối với việc. "Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc sai thì dù nhỏ mấy cũng tránh". Bác Hồ còn dạy: "Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính; đối với đồng sự phải thân ái giúp đỡ; đối với Chính phủ phải tuyệt đối trung thành; đối với nhân dân phải tôn trọng lễ phép; đối với công việc phải tận tụy; đối với địch phải cương quyết khôn khéo".
Đồng thời đó cũng là đạo lý làm người để con người Việt Nam cố gắng phấn đấu. Và người giáo viên như mình càng phải noi theo tâm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại.
Nhìn lại mình, mình cảm thấy mình cũng không thẹn với lòng, sống tới hai mươi mấy năm, mình cũng đã có thể mạnh dạn nói là mình đã và sẽ tiếp túc làm 1 con người lấy “ Cần, Kiệm, Liêm, Chính” làm tôn chỉ làm người.