Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Nguyễn Thị Bích Thu

Hưởng ứng phong trào phát động học tập và làm theo lời Bác tôi đã đọc và được nghe rất nhiều những mẩu chuyện, lời di huấn của Bác Hồ . Theo Bác, thực hành tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Trái lại tiết kiệm là tích cực, để dần dần nâng cao mức sống. Bác coi thực hành tiết kiệm để phục vụ cho kháng chiến và xây dựng đất nước, để nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Người nói, nội dung của tiết kiệm bao gồm: Tiết kiệm tiền của, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ của mình và của người khác. Tiết kiệm phải cụ thể, thiết thực ngay từ trong vị trí công tác của mình. Và Bác thường xuyên nhắc nhở, tât cả mọi người đều phải tiết kiệm.

Những mẩu chuyện cụ thể, tự nhiên, đơn giản của Bác có ý nghĩa vô cùng to lớn mà ai cũng phải học và vận dụng phù hợp với điều kiện của mình, đó là tinh thần tiết kiệm thường xuyên và triệt để của Bác. Chúng ta đã nghe nhiều , biết nhiều về những phẩm chất của Bác. Từ đó, cá nhân tôi đã quyết tâm, tự giác kiềm chế việc tiêu dùng quá mức, giảm sự lãng phí, tạo tâm lý chi tiêu lành mạnh. Trong đó tiết kiệm là mục quan trọng của gia đình cũng như công việc của cơ quan. Giờ khi đã lập gia đình, tôi tuyệt  đối không thử thói quen chi tiêu như trước đây, tích luỹ dần để nâng cao mức sống, phải suy nghĩ thật kỹ trước khi mua sắm những tài sản lớn. Tạo một quyển sổ ghi chép để nắm tình hình chi tiêu trong các giai đoạn, việc quản lý tài chính gia đình rất hợp lý.

Ngay trong vị trí công tác luôn cải tiến để tiết kiệm, cùng các đồng nghiệp tham gia chương trình tiết kiệm điện trong các công tác chuyên môn, từ những việc nhỏ nhất như: tiết kiệm trong sử dụng văn phòng phẩm, điện, nước và điện thoại cơ quan. Tôi luôn nhắc nhở các học sinh cũng phải biết tiết kiệm, sử dụng tài sản của nhà trường một cách hợp lý, giảm  tối đa hư hao.

Khi ở nhà cũng vậy tôi luôn sử dụng tiết kiệm điện, nước khi không cần thiết, hưởng ứng phong trào tiết kiệm điện mà nhà nước kêu gọi. Tôi cùng gia đình đã thay đèn thắp sáng bằng đèn tiết kiệm điện. Tiết kiệm trong việc mua sắm chi tiêu trong gia đình, không xa hoa lãng phí. Vì tôi tâm niệm rằng, khi tiết kiệm những việc nhỏ sẽ thành những cái to.

Thiết nghĩ mọi người có thể học một số điều từ Bác để cho mình trở lên tốt đẹp hơn, để sống sao cho xứng đáng với những lời dạy của Người.

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Trần Thị Diên


Bác Hồ vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam! Tư tưởng Hồ Chí Minh và tấm gương đạo đức của người là tài sản vô giá của Đảng và dân tộc ta. Là một đoàn viên, một giáo viên trẻ tôi luôn lấy Người là tấm gương sáng để học hỏi và nhắc nhở mình luôn cố gắng hết mình để làm được những việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Bản thân tôi đã từng chiêm nghiệm một điều làm theo lời Bác không khó, bởi chúng ta chỉ cần làm một việc gì đúng là chúng ta đã thấy được lời Bác dạy trong đó. Mỗi ngày làm một việc đúng, một việc tốt là chúng ta đã học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người. Là một đoàn viên, giáo vên trẻ găn bó với Trường phổ thông trung học đã được mấy năm, hôm nay tôi cũng mong muốn nhờ trang nhật kí nhỏ bé này chia sẻ những điều mà bản thân tôi đã từng tiếp thu từ tư tưởng của Bác Hồ kính yêu.
Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm, chăm lo bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện thế hệ trẻ, coi nhiệm vụ "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết". Đó cũng là lí do mà tôi chọn hướng đi cho cuộc đời: gắn bó cuộc đời mình với phấn trắng, bảng đen để ươm những mầm xanh góp phần đưa nước nhà “bước tới đài vinh quang sánh vai với cường quốc năm châu”. Nhiệm vụ ấy của Người tôi biết là một điều không đơn giản nhưng suốt mấy năm qua tôi luôn cố gắng hết mình để hoàn thành trách nhiệm của một người giáo viên. Sinh thời Người cũng từng căn dặn: "Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả đức lẫn tài". Xuất phát từ lời căn dặn đó tôi luôn nhắc nhở mình phải hướng học trò của mình tới hai điều quan trọng và cần thiết ấy. Trong từng tiết dạy tôi luôn muốn cung cấp những kiến thức tối đa nhất cho học trò của mình. Nhưng kèm theo lượng kiến thức ấy tôi luôn cố gắng tích hợp cuộc sống để học sinh thấy được những bài học nhân sinh. Đặc biệt học tập từ tấm gương của Người, tôi nhận thấy rèn luyện đức cho học sinh thiết thực, gần gũi và nhanh nhất là bằng chính lối sống của bản thân một người giáo viên. Giáo viên chính là một chuấn mực cho học sinh noi theo. Ý thức được điều đó tôi đã xác định cho mình một lối sống, một phong cách mới khi gắn bó với nhiệm vụ truyền chữ dạy người này. Mỗi người đều có một cái tôi riêng của mình nhưng khi đứng trước học trò tôi phải giấu đi cái tôi ấy. Một lời nói cho chuẩn mực, một cách ăn mặc gọn gàng, tác phong đứng đắn đó là những điều nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng để nhắc nhở học sinh nhìn vào và noi theo. Làm được điều đó không phải là ngày một, ngày hai mà là một hành trình lâu dài đối với tôi. Mỗi ngày chỉnh sửa một chút, học tập, tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn.
Đó là những điều tôi từng thực hiện trong trách nhiệm của một người giáo viên. Trở về với cuộc sống đời thường, lối sống của Bác cũng đem đến cho tôi nhiều bài học sâu sắc. Tôi còn nhớ câu chuyện kể về lối sống tiết kiệm, nhường cơm sẻ áo của Người. Mỗi ngày Người đều bớt lại một nắm gạo để dành cho đồng bào bị đói. Hành động đó của Người đã để lại trong tôi những ấn tượng khó phai. Ngày nay đất nước đã văn minh, tiến bộ hơn nhiều, nhưng vẫn còn đó những mảnh đời bất hạnh cần được giúp đỡ, chia sẻ. Vì vậy những đợt ủng hộ đồng bào bị lũ lụt hay ủng hộ người nghèo tôi đều ủng hộ hết mình. Những đồ dùng, quần áo còn mới trong gia đình không dùng nữa thay vì vứt đi tôi đều đem tới những địa chỉ quyên góp bởi tôi biết rằng ở đâu đó vẫn cần đến những thứ đồ dùng tưởng như vô giá trị kia.
Làm theo lời Bác đó không phải là điều quá to tát như mọi người thường nghĩ. Từ những điều nhỏ nhất bạn cũng có thể làm theo được tấm gương đạo đức của Người. Với cá nhân tôi làm tròn trách nhiệm của một người giáo viên, trách nhiệm của một người công dân, luôn tự học và giữ gìn một lối sống lành mạnh đó cũng là một lối sống theo gương Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Hà Cẩm Ân


Việc viết nhật ký đối với mình đâu phải việc gì khó, nhưng thông thường là nhật ký của mình là chỉ có mỉnh đọc được thôi, mà bây giờ viết nhật ký mà phải cho mọi người cùng đọc mới ác chứ. thiệt là ngại quá đi.
Theo như mình nghĩ viết nhật ký làm theo lời Bác rất là tốt, thứ nhất, đây chính là nơi để các bạn tự lăng xê cho mình, tự nói nên mình đã học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào. Thứ hai, đây cũng là nơi để cho mọi người có thể hiểu nhau hơn, từ đó mọi người có thể thân thiết với nhau hơn.
Bác Hồ thường hay dạy mọi người phải "Cần, Kiệm, Liêm, Chính", nhưng có thiệt là mọi người đều có thể làm được không? Trước hết mình xin giải thích sơ qua về 4 chữ vàng đó nha. ^^ Về cần, kiệm, liêm, chính, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là phẩm chất gắn liền với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể hàng ngày của mỗi con người không thể che đậy được; gắn chặt giữa nói và làm, giữa suy nghĩ và hành động. Thể hiện cụ thể:
+ Cần, là sự lao động, làm việc cần cù sáng tạo, có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật, có kế hoạch, có năng suất, chất lượng cao. Những thói hư, tật xấu lười lao động, ăn bám, ăn cắp, làm láo báo cáo hay, vô tổ chức, vô kỷ luật là không phù hợp với đạo đức phẩm chất cách mạng. Bác Hồ rất ghét kẻ đạo đức giả, nói mà không làm, nói một đường làm một nẻo. Người cho rằng kẻ đó làm giảm đi lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
+ Kiệm, là tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiền của của dân, của nước, của bản thân từ cái nhỏ, đến cái lớn, không phô trương hình thức, xa xỉ, hoang phí. "Tiết kiệm là quốc sách".
+ Liêm, là "luôn luôn tôn trọng của công, của dân", "liêm khiết trong mọi hoàn cảnh" không tham địa vị, không tham tiền tài; không ham người tâng bốc mình. Lợi dụng chức vụ quyền hạn đục khoét của công, tham ô, hối lộ, móc ngoặc làm những việc trái đạo đức, trái pháp luật, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân là người không liêm.
+ Chính, là "người không tà, thẳng thắn, đứng đắn" đối với mình, đối với người và đối với việc. "Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc sai thì dù nhỏ mấy cũng tránh". Bác Hồ còn dạy: "Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính; đối với đồng sự phải thân ái giúp đỡ; đối với Chính phủ phải tuyệt đối trung thành; đối với nhân dân phải tôn trọng lễ phép; đối với công việc phải tận tụy; đối với địch phải cương quyết khôn khéo".
Đồng thời đó cũng là đạo lý làm người để con người Việt Nam cố gắng phấn đấu. Và người giáo viên như mình càng phải noi theo tâm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại.
Nhìn lại mình, mình cảm thấy mình cũng không thẹn với lòng, sống tới hai mươi mấy năm, mình cũng đã có thể mạnh dạn nói là mình đã và sẽ tiếp túc làm 1 con người lấy “ Cần, Kiệm, Liêm, Chính” làm tôn chỉ làm người.

Phạm Thị Xuân Hạnh (15/5/2012)


Đã lâu lắm rồi mình không viết nhật ký, mà hình như cũng lâu lắm rồi mình mới “đụng” đến môn tập làm văn thì phải. Mình nhớ hồi đó môn Văn của mình cũng đâu đến nỗi tệ, vậy mà bây giờ ngồi nghĩ mãi mà không biết bắt đầu thế nào. (Hic..).
Thời gian trôi qua nhanh thật, vậy là sắp hết năm học rồi, mình cũng sắp hoàn thành xong nhiệm vụ (còn chút xíu nữa thôi là đến hè, thích thật…). Mới hôm nào còn bỡ ngỡ, lo lắng pha chút háo hức.. như những đứa trẻ lần đầu tiên cắp sách tới trường (mặc dù mình cũng đã từng đi dạy 4 năm rồi), vậy mà bây giờ thì mọi việc cũng đã dần dần ổn định và kết quả đạt được cũng không tệ. Mình nhớ đến những điều Bác dạy và thấy hình như nó luôn đúng trong mọi hoàn cảnh:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Nhưng đối với mình thì điều này vẫn chưa đủ. Nếu trong một tập thể luôn luôn ganh ghét, đố kỵ và hiềm khích nhau thì mọi việc chắc sẽ không suông sẽ như vậy. Mình cảm thấy may mắn khi được làm việc trong một tập thể mà mọi người luôn thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ nhau khi cần thiết. Hy vọng rằng ngôi trường mà mình gắn bó sẽ luôn luôn vững mạnh và ngày càng phát triển vì nếu “đoàn kết” thì ắt sẽ “thành công”.

Nguyễn Thị Thanh


Thực hành tiết kiệm không phải là bủn xỉn

Theo Bác, thực hành tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Trái lại tiết kiệm là tích cực, để dần dần nâng cao mức sống. Bác coi thực hành tiết kiệm để phục vụ cho kháng chiến và xây dựng đất nước, để nhanh chóng đưa nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hâu. Người nói, nội dung của tiết kiệm bao gồm; Tiết kiệm tiền của, tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ của mình và của người khác. Tiết kiệm phải cụ thể, thiết thực ngay từ trong vị trí công tác của mình. Và Bác thường xuyên nhắc nhở, tât cả mọi người đều phải tiết kiệm.
Những mẩu chuyện cụ thể, tự nhiên, đơn giản của Bác có ý nghĩa vô cùng to lớn mà ai cũng phải học và vận dụng phù hợp với điều kiện của mình, đó là tinh thần tiết kiệm thường xuyên và triệt để của Bác.
Chúng ta đã nghe nhiều , biết nhiều về những phẩm chất của bác. Từ đó cá nhân tôi đã quyết tâm, tự giác kiềm chế việc tiêu dùng quá mức ,giảm sự lãng phí ,tạo tâm lý chi tiêu lành mạnh. trong đó tiết kiệm là mục quan trọng của gia đình cũng như công việc của cơ quan. Tuyệt đối không thử thói quen chi tiêu như trước đây, tích luỹ dần để nâng cao mức sống, phải suy nghĩ thật kỹ trước khi mua sắm những tài sản lớn.Tạo một quyển sổ ghi chép để nắm tình hình chi tiêu trong các giai đoạn. việc quản lý tài chính gia đình rất hợp lý.
Ngay trong vị trí công tác luôn cải tiến thiết bị để tiết kiệm, cùng các đồng nghiệp tham gia chương trình tiết kiệm điện.Thiết nghĩ mọi người có thể học một số điều từ bác để cho mình trở lên tốt đẹp hơn, để sống sao cho sứng đáng với những lời dạy của Người. Xin kết thúc bài viết bằng đoạn thơ tại bảo tàng Hồ Chí Minh

Dép một đôi áo quần vài bộ.
Chỉ có trái tim bao la là tất cả gia tài
Người không một mảnh vườn riêng.
Một đứa con riêng-Người chẳng có
Chỉ có vầng trăng chia đều cho cháu nhỏ
Và hát chung cùng nhân dân bài hát kết đoàn.