Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

HÀ CẨM ÂN

PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
Bác Hồ là một tấm gương sáng cho cả dân tộc, từ Bác chúng ta có thể học tập được rất nhiều việc, từ cách đối nhân xử thế, từ phong cách làm việc… Khi học tập về tấm gương của Ngươi, tôi nhận thấy được phong cách lãnh đạo của người rất là sâu sắc và tài ba. Và thực tế của chứng tỏ, Bác Hồ là người duy nhất đồng thời giữ hai cương vị cao nhất trong bộ máy Đảng, Nhà nước ta là Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước một thời gian lâu dài. Nên là đoàn viên thanh niên, nhất là lãnh đạo dẫn dắt của cả một chi đoàn tôi nghĩ phong cách lãnh đạo của Bác là một kho tàng cực kỳ quý giá cho chúng ta học tập.
Sau đây tôi xin giới thiệu một số bài học và tôi học được ở người.
Bác Hồ hay nói : “ có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thi làm việc gì cũng khó.” Cho nên trước hết, muốn là một cán bộ Đoàn phải là người không chỉ giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, phong trào hoạt động, mà điều còn quan trọng hơn nữa là phải là người có đạo đức, có nhiệt huyết với hoạt động. Mình đứng trên phương diện là Cán bộ đoàn, muốn mọi người làm theo trước hết mình phải là người đi đầu trong mọi hoạt động, luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, từ đó mới có thể lây lan nhiệt tình của mình cho mọi người, dần dần dẫn dắt mọi người tham gia chung với mình. Tôi tâm đắc nhất chính là một câu Bác hay dùng để dạy bảo là : “ Một tấm gương sáng còn hơn 10 bài diễn văn”. Và phong cách lãnh đạo bằng phương pháp nêu gương này rất là hiệu quả khi tôi hoạt động trong chi đoàn. Chúng tôi đã dần dần cảm hoá các quần chúng ít hăng hái tham gia hoạt động chung với chi đoàn.
Nói tới “quần chúng” thì Bác là người thân nhất với quần chúng, Bác thường yêu cầu cán bộ, đảng viên "phải từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng". Người đã nhiều lần phê phán tệ xa rời quần chúng, lên mặt "quan cách mạng", "quan nhân dân" không thấy mình là đầy tớ, người học trò của nhân dân. Bác đã nêu ra một quan điểm rất rõ: không phải cứ viết lên trán hai chữ cộng sản thì đương nhiên sẽ được mọi người quý trọng. Quần chúng nhân dân chỉ quý trọng những người có đức, có tài, hết lòng phụng sự nhân dân. Phải yêu dân, kính dân thì dân mới dành sự yêu kính cho mình. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay. Làm cho dân kính, dân yêu, dân tin, dân phục là vấn đề thuộc về lòng người. Nếu cứ ỷ vào quyền lực chỉ có thể làm cho người ta sợ, ngại, xa lánh và khinh ghét chứ không thể giành được sự tin yêu, kính phục của người khác. Nhân dân từ già đến trẻ thuộc mọi tầng lớp, dân tộc, mọi thế hệ đều gọi Hồ Chí Minh bằng hai tiếng Bác Hồ. Bác đến với mọi người một cách rất tự nhiên và bình dị. Mọi nghi thức đối với Người hình như đều trở thành không cần thiết. Lãnh đạo không phải là những người cao cao tại thượng, mà phải là người hoà mình với quần chúng, học tập từ quần chúng  như Bác. Với đúng nghĩa "phải từ nơi quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng", tất cả mọi hoạt động muốn mọi người làm theo, nều phải lấy ý kiến từ mọi người, rồi tổng hợp những ý kiến đó và phải giải thích cho mọi người biết, mục đích của sự việc làm, phải tôn trọng mọi người, chứ không phải là theo kiểu ra lệnh. Còn một bài học tôi được rút ra khi làm việc nữa là, muốn lòng người hướng về ta, trước hết ta phải hướng về họ trước, phải tìm hiểu họ cần gì? Phải học cách lắng nghe tâm tư nguyện vọng họ, phải cảm thông hoàn cảnh họ. Thì tự nhiên họ cũng sẽ cảm thông mình, hướng về mình và làm việc chung với mình.
10a. Phong cách dân chủ của Bác1
Còn về phấn vấn đề làm việc, tôi cũng học được không ít từ Bác, phải nói rằng Bác là người rất đa tài, phong cách làm việc của Bác không chỉ mang tính chất quần chúng, đồng thời cũng rất khoa học. Bác dạy chúng ta bất kỳ công việc gì, cũng phải dùng hai cách lãnh đạo sau đây : một là liên hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng, hai là liên hợp người lãnh đạo với quần chúng. Thế nào là liên hợp chính sách chung với chỉ đạo riêng? Bác nói, bất kỳ việc gì, nếu không có chính sách chung, kêu gọi chung, không thể động viên khắp quần chúng. Song, nếu người lãnh đạo chỉ làm chung, làm khắp cả một lúc, mà không trực tiếp nhằm một nơi nào đó, thực hiện cho kỳ được, rồi lấy kinh nghiệm nơi đó mà chỉ đạo cho nơi khác thì không thể biết chính sách mình đúng hay sai, cũng không thể làm cho nội dung của chính sách đó đầy đủ, thiết thực. Cách lãnh đạo này mang ý nghĩa vừa lãnh đạo vừa học tập. Đó có ý nghĩa giống như là ta đang thực hiện một phép thử, để thử nghiệm chính sách của mình có tốt chưa, có thực dụng không? Để cho cán bộ đoàn có cơ hội để rèn luyện, trưởng thành hơn, và càng ngày càng tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn và lãnh đạo tốt hơn.
Còn liên hợp người lãnh đạo với quần chúng thì sao? Bác dạy quần chúng luôn tồn tại 3 dạng người, đó là nhóm người hăng hái, nhóm người vừa vừa và nhóm kém hăng hái. Nhiệm vụ người lãnh đạo là phải dùng nhóm hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh đạo, do trung kiên đó mà nâng cao nhóm vừa vừa và kéo nhóm kém tiến lên. Nhờ vậy mà chi đoàn mình mới có thể phát triển và vững manh. Tóm lại, bất kỳ cơ quan nào cũng cần phải chọn một nhóm người hăng hái, trung thành, có năng lực, giữ kỷ luật, đoàn kết họ thành nhóm trung kiên lãnh đạo.
Cái cuối cùng, tôi muốn trình bày là một phần không kém quan trọng, đó chính là công tác kiểm tra. Khi giao nhiệm vụ cho cấp dưới, muốn biết các nghi quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện chỉ có một cách là khéo kiểm soát. Nếu kiểm soát khéo, bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, với lại kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt đi. Song, muốn kiểm soát có kết quả tốt, phải có 2 điều : một là việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm. Hai là người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tính. Vì sao thế? Nếu sự kiểm soát không được thực hiện thường xuyên thì sẽ thiếu mất công bằng, mà đã thưởng phạt không công bằng thì lòng người chắc chắn sẽ ra đi. Về người kiểm soát cũng vậy. Anh không có uy tin thì lời nói của anh có còn có giá trị hay không?

Ở đây, tôi xin trình bày quan điểm của tôi về một số điều liên quan tới phong cách lãnh đạo mà tôi được học từ Bác Hồ. Trong đó, tôi đã giới thiệu về phương pháp nêu gương, tầm quan trọng phải sống cũng quần chúng, cách lãnh đạo và phương pháp kiểm tra. Cám ơn các bạn đã đọc ah.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét