Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Phan Nhật Thanh Thảo


     "Bác Hồ đã tự tay viết lời kêu gọi toàn dân tập thể dục vào cuối tháng 3/1946. Lời kêu gọi này lần đầu tiên được tăng trên báo Cứu Quốc số ra ngày 27/3/1946."
      Buổi sáng của tôi bắt đầu khi trời vừa hửng sáng, đi bộ vài vòng khu phố rồi ra svđ Phú Thọ chạy vài vòng đến khi toát mồ hôi thì mới đi về, và chuẩn bị để đi lên trường bắt đầu công tác giảng dạy. Mọi ngày đều bắt đầu như thế. Cuối tuần rảnh rỗi, thì đi đánh bóng bàn với bạn bè, vừa giúp cho sự phản xạ tốt hơn, vừa có thể giúp mở rộng được nhiều mối quan hệ - giao lưu học hỏi nhau.
      Sáng dậy sớm giúp ta có cảm giác như một ngày như dài hơn, nhiều thời gian để làm được nhiều việc hơn. Tập thể dục buổi sáng, giúp tinh thần minh mẫn hơn, cơ thể khỏe khắn hơn để chuẩn bị cho một ngày tốt hơn.

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

PHAN THỊ NHƯ QUỲNH

  HỌC TẬP TẤM GƯƠNG GIẢN DỊ CỦA NGƯỜI!

Bước sang tuổi 26, tôi đã trải qua không it chông gai thử thách trong cuộc sống của một người trẻ, chính những thách thứccủa cuộc sống khiến tôi trưởng thành lên mỗi ngày. Tôi cảm nhận được điều đó khi thấy bản thân mình còn nhiều khiếm khuyết cần phải học tập để hoàn thiện hơn. Và ở thời điểm này, tôi chọn cho mình tấm gương sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân văn hóa thế giới. Suốt cả cuộc đời mình, Người luôn một lòng vì nước, vì dân, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Tuy đã đi xa, nhưng Người đã để lại cho nhân dân ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó, đặc biệt là tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng của Người.
Tấm gương đạo đức, phong cách của Người được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, đó là đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị và đức khiêm tốn hết mực. Người coi khinh sự xa hoa để sống một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần, kiệm, liêm, chính một cách cần mẫn.
Hồ Chí Minh luôn luôn nói đi đôi với làm. Trong hành trình tìm đường cứu nước, dù ở đâu, làm gì, Hồ Chí Minh chấp nhận mọi công việc, miễn là việc đó có lợi cho tổ chức, cho cách mạng. Người là tấm gương sáng về người lãnh đạo, người đứng đầu ở vị trí cao nhất nhưng luôn trung thành, tận tụy vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, không mưu cầu lợi ích riêng cho cá nhân và gia đình. Người tâm sự khi phải giữ trọng trách Chủ tịch nước: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thi tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh, nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”.
Với nét đơn sơ, mộc mạc và giản dị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng của phong cách đạo đức con người Việt Nam. Cả cuộc đời hy sinh vì dân, vì nước, Bác đã gần như quên đi những gì thuộc về bản thân mình. Mỗi chúng ta và cả những người nước ngoài đều biết tới đôi dép cao su, những chiếc áo, chiếc quạt, viên gạch sưởi lưng... vô cùng giản dị của Bác.

Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

Pham Dinh Trang

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, không phải chịu đựng sự đau thương của cảnh “nước mất nhà tan” của kiếp “nô lệ” khổ nhục, chịu sự đô hộ cướp bóc của bọn thực dân phong kiến và chứng kiến những hy sinh, mất mát mà lớp cha anh đã phải trải qua vì độc lập tự do của dân tộc… tuổi trẻ chúng tôi hiểu rằng hạnh phúc ngày hôm nay được tiếp nối bằng truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc, bằng những bước đi trên con đường cứu nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (1911), bằng bao xương máu của các chiến sĩ đã hy sinh quên thân mình để bảo vệ, giữ chặc từng tấc đất biên cương của Tổ quốc, các anh đã làm lên những chiến công lừng lẫy, đập tan ách đô hộ và chiếm đóng của đế quốc Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược đem lại hoà bình, độc lập, tự do cho đất nước…
Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp đó, những người đoàn viên trẻ chúng tôi đang tiếp bước cha anh đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc Năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong ước chúng tôi những đoàn viên trẻ của trường THPT Nguyễn Hiền  luôn hướng tới tương lai, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự phát triển của đất nước và học hỏi gương các bậc tiền nhân từ đó ra sức phấn đấu, học tập và rèn luyện vượt qua các cạm bẫy tiêu cực để cống hiến nhiều hơn cho Tổ quốc.
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chủ yếu là học tập lòng yêu nước, thương dân bao la của Bác, là làm theo lời Bác dạy: “Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”; “phải có chính trị trước rồi có chuyên môn”; “chính trị là đức, chuyên môn là tài. Có tài mà không có đức là hỏng... Đức phải có trước tài”; “cũng như sông thì có nguồn mới có nước. Không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức. Không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân...”. Vì vậy, cần phải nghiêm túc phê và tự phê bình, kiên quyết chống quan liêu, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực, để xây dựng bằng được nếp sống đẹp, sống giản dị, chân thành, khiêm tốn, hết lòng vì dân, vì nước, nói phải đi đôi với làm; phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng.
Ví dụ: các Đoàn viên trẻ trong trường tham gia  hiến máu nhân đạo cứu người. Thực hiện lối sống tiết kiệm, giản dị như tắt các thiết bị đèn, quạt trong nhà trường khi không sử dụng….Trong xu thế hội nhập kinh tế, quốc tế hiện nay, việc học tập đạo đức và lối sống của Bác phải càng được coi trọng và đẩy mạnh thực hiện.
Là những đoàn viên trẻ, nguồn nhân lực quan trọng trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước cần phải có những ý tưởng, sáng kiến làm theo lời Bác gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả trong công việc. Nếu không làm được điều này thì chỉ là hô khẩu hiệu suông. Để góp phần đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tôi nhận thấy nên đặc biệt quan tâm phát hiện, biểu dương điển hình tiên tiến, nhân tố mới, người tốt, việc tốt, nét đẹp đời thường, nét đẹp trong cuộc sống hàng ngày, để “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”. Trong Cuộc vận động nên coi việc rèn luyện đạo đức cách mạng là thước đo lòng cao thượng của mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Bất kỳ ai có những việc làm tốt thể hiện được đạo đức của người Việt Nam, thì tùy theo mức độ mà biểu dương, khen thưởng, tuyên truyền và nhân rộng.
Trong điều kiện sống thuận lợi với những thời cơ và vận hội đang mở ra trước mắt, tuy nhiên còn không ít khó khăn, song thanh niên chúng tôi yêu Đảng, yêu Bác Hồ và đặt niềm tin tưởng tuyệt đối vào những chủ trương đường lối đúng đắn mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Tôi tin tưởng rằng, bằng lý tưởng của tuổi trẻ dám nghĩ dám làm chắc chắn chúng tôi ( những đoàn viên trẻ Trường THPT Nguyễn Hiền ) sẽ tham gia thực hiện Cuộc vận động thực sự có chất lượng, hiệu quả.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Nguyễn Thái Ánh

                    
CHỦ ĐỀ: “HÃY SOI GƯƠNG”

Một ngày trước khi bước ra khỏi nhà đi làm chắc chắn ai cũng sẽ soi gương, soi để xem mình ăn mặc đã chỉnh tề chưa, soi để xem tóc mình đã gọn gang chưa bởi vì chẳng ai muốn mình ra ngoài trong điệu bộ luộm thuộm cả, nhưng đó là soi vào gương để thấy những gì chưa được mắt, chưa gọn gàng, còn cụm từ soi gương mà tôi đề cập đến ở đây là ngoài ngoại hình, ăn mặc, khuôn mặt ra thì chúng ta hãy tự soi bản thân mình hàng ngày trôi qua đã làm được việc gì tốt, việc gì có ích hay chưa, có khuyết điểm gì tồn tại mà chưa khắc phục được hay không, biết rằng nói bao giờ cũng dễ hơn làm nhưng cũng phải làm để hoàn thiện bản thân mình để thấy mình sống và làm việc có ích, chứ không phải sống chỉ là sống, soi kĩ bản thân để khắc phục những lỗi nhỏ nhất như khi chúng ta soi trên da mặt vậy, soi từ lời nói, đến hành động, đến suy nghĩ, nói thật là khi soi gương tự thấy mình thật xấu, ăn nói thì chưa đâu vào đâu, suy nghĩ thì còn đơn giản, nhưng quả thật là tôi đã tự soi mình hàng ngày, từ cuộc sống cho đến công việc của bản thân, những lúc phát hiện lỗi sai tôi đều dành cho mình khoảng không gian riêng yên tĩnh, im lặng để suy nghĩ và tìm cách khắc phục, dù khó đến mấy cũng quyết tâm làm bằng được, biết rằng không thể hoàn hảo nhưng ít ra cũng làm mọi người vui vẻ, hòa đồng, với tôi vậy là hạnh phúc, tôi tự nhận thức được rằng bản thân tôi thích có nhiêu niềm vui, cho dù đó là niềm vui của người khác, tôi không thích ghen ghét ai cả, đó không phải là bản tính của tôi từ nhỏ. Tự nhủ rằng phải gắng hoàn thiện mình hàng ngày, trong từng lời ăn tiếng nói, cách cư xử để mọi người vui, không để ai buồn, mở miệng ra mà để người khác buồn và suy nghĩ là tôi ân hận! cố gắng để mang lại niềm vui với bạn bè, với học sinh và mọi người! 

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

Trần Thị Diên



HÃY DŨNG CẢM  ĐỐI DIỆN VỚI KHÓ KHĂN
Nhà tôi ở cách rất xa trường hơn nữa công việc cá nhân, gia đình lại còn rất nhiều những bộn bề lo toan. Vì vậy mỗi khi đi làm một từ thường xuất hiện trong tôi đó là “nản”. Nản vì đường xa, nản vì trời nắng, nản vì tốn nhiều thời gian....Tâm lí ấy tồn tại trong tôi một thời gian khá dài. Và tôi cứ nghĩ rằng sao mình vất vả và khổ thế? Cho đến một ngày kia, tôi tình cờ nghe được một câu chuyện từ một đồng nghiệp trong trường kể lại. Câu chuyện ấy đã làm cho tôi suy nghĩ nhiều lắm. Thiết nghĩ nếu như mình nghe câu chuyện này sớm hơn thì có lẽ mình sẽ không bao giờ than vãn về chuyện đường xá xa xôi. Câu chuyện ấy đã làm tôi giật mình và nhìn lại bản thân. Thậm chí là còn thêm cả sự hổ thẹn nữa.