Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Ngô Thị Hải Yến

Trong suốt cuộc đời hy sinh vì dân vì nước, Bác đã gần như quên đi những gì thuộc về bản thân mình. Chúng ta và cả những bạn bè nước ngoài không còn lạ gì những chiếc áo nâu, đôi dép cao su, chiếc quạt, viên gạch sưởi lưng… vô cùng giản dị của Người.
Chiếc thắt lưng của Bác.
Thời kỳ đó là tháng 6-1954. Sau chiến thắng Điện Biên chấn động địa cầu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tới Genève để đàm phán. Hội nghị kéo dài được gần một tháng thì các bên tạm nghỉ để về nước báo cáo lập trường các bên cho chính phủ mình. Trên đường về Việt Nam các bạn Trung Quốc đã mời phái đoàn Việt Nam nghỉ lại Trung Quốc. Phái đoàn Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp dẫn đầu.

Hôm đó, Bác nghỉ tạm tại nhà nghỉ Đảng bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Quảng Tây. Sáng, Bác Hồ đi họp, ở nhà, một cán bộ của bạn đi kiểm tra phòng Bác xem các nhân viên phục vụ phòng có chu đáo không. Sau khi xem xét một lượt, anh ta thấy trên sàn nhà một mảnh vải đã cũ, dài khoảng 80cm, rộng khoảng 10cm, màu vàng đã bạc. Đoán rằng đây là dây gói tài liệu rớt ra sau khi cầm tài liệu đi, anh ta bỏ mảnh vải vào thùng đựng giấy rác.
Bác đi họp về, hỏi: “Thắt lưng của tôi đâu? Tôi thường để sau ghế tựa nên bị rơi xuống đất”. Lúc này mọi người mới vỡ lẽ vội đi tìm và đưa lại cho Bác.
Một chiếc thắt lưng bằng da, bằng dây dù… cũng không đắt hơn một miếng vải là bao. Nhưng vấn đề ở đây: Cái quí báu trong nhân cách của Bác là tính cách luôn hy sinh, cái riêng bao giờ cũng là tối thiểu, cái dành cho sự nghiệp chung bao giờ cũng được ưu tiên tối đa. Phẩm chất trong sáng thể hiện thường trực trong những cử chỉ của Bác, dù nhỏ nhất. Thời điểm đó, sau chiến dịch Điện Biên Phủ, thắt lưng chiến lợi phẩm thu được rất nhiều, nhưng Bác vẫn chỉ tiếp tục dùng chiếc thắt lưng quen thuộc cũ kỹ của mình.

Giản dị và tiết kiệm
Bà Nguyễn Thị Liên, nguyên cán bộ Văn phòng Phủ Chủ tịch, kể lại rằng: Khi làm việc ở Văn phòng, đôi khi bà còn đảm nhận việc khâu, vá quần áo, chăn, màn, áo gối cho Bác. Công việc này giúp bà có điều kiện được gần Bác và học tập được rất nhiều, nhất là đức tính giản dị, tiết kiệm. Áo Bác rách, có khi vá đi vá lại, Bác mới cho thay. Chiếc áo gối màu xanh hoà bình của Người thường được chú Cần (người phục vụ Bác) đưa bà vá đi vá lại. Cầm chiếc áo gối của Bác, bà rưng rưng nước mắt. Bà nói với chú Cần thay áo gối khác cho Bác dùng nhưng Bác chưa đồng ý. Người vẫn dùng chiếc áo gối vá.

Những năm tháng giúp việc ở Văn phòng của Bác, tôi (Nguyễn Thị Liên- TNTP) có những kỷ niệm không bao giờ quên.
Bà kể rằng: Ở Việt Bắc, có một buổi Bác đi công tác về muộn, về qua Văn phòng, Bác nghỉ lại một lát vì mệt. Anh Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ của Bác nói với bà:
- Bác mệt không ăn được cơm. Cô nấu cho Bác bát cháo.
Bác đang nằm nghỉ nghe thấy thế liền nhỏm dậy bảo:
- Cô nấu cháo cho Bác bằng cơm nguội ấy, vừa chóng chín, vừa tiết kiệm được gạo, khỏi bỏ phí cơm thừa.
Câu chuyện bà kể khiến mọi người đều xúc động và thương Bác quá chừng. Bác thật giản dị và tiết kiệm, chắt chiu như người cha lo cho một gia đình lớn, như cảnh nhà đông con mà còn túng thiếu.
Chiếc áo gối vá, bát cháo nấu bằng cơm nguội của vị Chủ tịch Nước có tác động lớn đến suy nghĩ của mỗi con người. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang mở cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những câu chuyện nhỏ trên đây chính là một trong những nét đẹp về đạo đức Bác Hồ để chúng mình cùng học tập.

Vũ Thúy Ngọc

         “ Cần, kiệm, liêm, chính” là đức tính quý báu của Bác và lời dạy của người cho chúng ta. Và Bác luôn đặt tính cần lên hàng đầu, nghĩa là làm việc gì lúc nào cũng phải siêng năng cần mẫn.
            Bản thân tôi là một người kế toán, những ngày đầu tiên làm việc tại trường chuyển từ kế toán doanh nghiệp sang làm kế toán hành chánh sự nghiệp có sự thay đổi rất nhiều. Thời gian đầu tôi cố gắng ghi chép vào sổ tay công việc bàn giao, đồng thời xem lại chứng từ của những năm trước để biết cách hạch toán, phân bổ. Những công việc chưa biết làm tôi thường hỏi các chị kế toán trường khác và đăng kí học thêm khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán hành chánh sự nghiệp. Theo lới Bác dạy tôi đã rất chuyên cần, chăm chỉ tìm hiểu nắm bắt , hoàn thành tốt công việc được giao.
            Tuy Bác đã đi xa nhưng Bác vẫn mãi là tấm gương sáng để chúng cháu học tập. Chúng cháu hứa sẽ cố gắng làm việc, góp một phần  nhỏ vào sự nghiệp xây đựng đất nước.

Võ Thị Làn

         Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là cơ sở cho bản thân mỗi cán bộ, đảng viên có được nhận thức đúng đắn về yêu cầu phải giữ gìn, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đề cao tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, tính kỷ luật, dân chủ trong tập thể, tinh thần đó phải luôn thể hiện với cấp trên, cấp dưới, với quần chúng nhân dân; phải nghiêm túc phê và tự phê bình, kiên quyết chống quan liêu, chống chủ nghĩa cá nhân, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực, để xây dựng nếp sống đẹp, sống giản dị, chân thành, khiêm tốn, hết lòng vì dân, vì nước, nói phải đi đôi với làm; phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, không ngừng tu dưỡng đạo đức cách mạng.

Nguyễn Trần Hoài Phương

       Với trường Dục Thanh, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã để lại một dấu ấn tuyệt đẹp về tác phong và hoạt động giáo dục của mình.

Nguyễn Kim Phụng



TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

Đất nước ta, dân tộc ta thật hạnh phúc khi có một vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại, một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người đã để lại cho muôn đời sau một tấm gương đạo đức mà mỗi khi ta soi vào đấy là thấy tâm hồn ta trong sáng hơn, hành vi của ta tốt đẹp hơn và con người của ta như được nâng cao hơn. Bởi vì tấm gương của một bậc vĩ nhân nhưng lại rất đỗi bình dị, rất đỗi đời thường mà bất kỳ ai, bất kỳ một cơ quan, một đơn vị nào cũng đều có thể học tập và noi theo để tự hoàn thiện mình.

Đinh Thị Quỳnh Liên



Học tập gương rèn luyện thân thể của Bác Hồ: Có sức khỏe là có tất cả

Trong Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục đăng trên báo Cứu quốc (ngày 27-3-1946), Người đã nêu rõ: “Ngày ngày tập luyện thì khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ để giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới...”

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Nguyễn Thị Phương Nam



Hôm nay, tình cờ lướt web tôi đọc được những câu chuyện về Bác. Câu chuyện nào cũng để lại trong tôi nhiều suy nghĩ và những bài học ý nghĩa. Riêng có một câu chuyện đã làm tôi phải giật mình nhìn lại chính tôi. Mặt tôi đỏ lên vì thẹn, vì xấu hổ. Đó là câu chuyện Việc chi tiêu của Bác Hồ.

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Huỳnh Phương Thắng


HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH THÔNG QUA VIỆC TÌM HIỂU TÁC PHẨM “NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG QUÉT SẠCH CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN”

I.    CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM

Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969) – vị cha già kính yêu của dân tộc, người đã dẫn dắt nhân dân Việt Nam tìm lại được giá trị thật sự của độc lập tự do – sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho yêu nước ở Nghệ An – vùng đất nổi tiếng với sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã tạo nên giá trị và bản lĩnh của một nhân cách mang tên Hồ Chí Minh. Xuất thân trong gia đình khoa bảng nên từ nhỏ, Người đã thấm nhuần giá trị và tư tưởng đạo đức phương Đông. Với Người, chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước, đó là chân lý không bao giờ thay đổi. Và Người đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiêp đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ bạo tàn của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

Trần Thanh Tuấn


NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CỦA TUỔI TRẺ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Đảng ta xác định nhiệm vụ cách mạng nước ta trong giai đoạn mới là: Kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

Trần Nguyễn Hương Bình



“Một nắm khi đói bằng một gói khi no” – Đó một nghĩa cử cao đẹp mà Bác Hồ đã dạy chúng ta. Tình thương của Bác bao la vô bờ bến và trang trải khắp muôn nơi: yêu thương con người, quan tâm đến đời sống và yêu luôn cả công việc của họ, giúp đỡ mọi người vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

          Học tập nghĩa cử cao đẹp của Bác, luôn biết giúp đỡ, quan tâm đến người thân, đồng nghiệp, bạn bè khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống hay công việc. Quyên góp, hỗ trợ tiền, áo quần, gạo, sữa, ... cho các cá nhân gặp khó khăn, các đồng bào bị thiên tai, ...

          Là người đoàn viên, tôi nhận thấy mình đã học tập và làm theo lời Bác – đức tính thương người.

Ý thức được hành động ý nghĩa đó, Tôi luôn tham gia đầy đủ và vận động các bạn đoàn viên tham gia các phong trào khi Chi đoàn trường tổ chức.

Vàng Thị Dạ Lan



“Cần, kiệm, liêm, chính” là những đức tính quí báu ở Bác và là lời dạy của Người cho tất cả chúng ta. Và Bác luôn đặt tính “Cần” lên hàng đầu, nghĩa là làm việc gì, lúc nào cũng phải có sự siêng năng cần mẫn.
Trong cuộc sống cũng như trong công việc, phải trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách, thì lời dạy của Bác với tôi lúc này càng thấm thía và ý nghĩa. Theo lời Bác, tối đã cố gắng vượt qua trong mọi tình huống, cố gắng vươn lên và học hỏi để ngày càng tiến bộ hơn, cũng như cải thiện mình về những mặt chưa tốt. Cám ơn Bác ! Cám ơn gương sáng của cuộc đời ! Đó là lời mà tôi và triệu trái tim con người Việt Nam luôn muốn gửi đến Người

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Trương Thị Bé

Xin chào tất cả các bạn!
Bản thân tôi đã lựa chọn con đường dạy học, và tôi thấy được nền giáo dục của nước ta đang thực sự đứng trước trọng trách đào tạo ra những thế hệ trẻ vừa có tâm, vừa có tài cho đất nước. Đây là đòi hỏi cao của XH cho nền giáo dục nước nhà. Người giáo viên chân chính phải là người có kiến thức vững vàng, ít nhất là trong lĩnh vực mình giảng dạy, kỹ năng truyền giảng tài tình, có lòng nhiệt huyết đam mê dạy học và lòng yêu thương học sinh như chính người con, người em của mình. Mỗi ngày trôi qua, thế giới lại có những thay đổi diệu kỳ và trong chúng ta, bất cứ ai cũng có mong muốn được tiếp cận với những tinh hoa của nhân loại. Học sinh cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Áp lực đối với người giáo viên là không nhẹ nhàng chút nào. Vậy làm thế nào để người thầy càng nâng cao được vai trò của mình?
Học trò cần có người thầy giỏi, người thầy cũng cần những người thầy giỏi dẫn dắt mình. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (1947), Bác Hồ-Người thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã viết: “Lấy tự học làm cốt”. Ngày 21-7-1956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.  Những lời dạy của Bác là người thầy của tôi, đến lứa tuổi của tôi thì phải lấy tự học làm chính. Tôi đã tìm đọc nhiều cuốn sách nghiên cứu về giáo dục của trong và ngoài nước như “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” của Adam Khoo; “Nói sao cho trẻ chịu nghe và nghe sao cho trẻ chịu nói” của Adele Faber, Elaine Mazlish, “Nói sao cho trẻ chịu học ở nhà và ở trường” của cùng tác giả; Tôi cũng tìm những bộ phim có nội dung học đường của Mỹ, Hàn Quốc như “Những tâm hồn lạc lối”, “Nữ hoàng lớp học… ”, sách đã chỉ cho tôi nhiều điều mới mẻ và sách cũng đã trở thành người thầy của tôi.
Tôi cũng học hỏi kinh nghiệm dạy học và kinh nghiệm làm chủ nhiệm từ những đồng nghiệp thân yêu của tôi, họ cũng đã giúp tôi gỡ bỏ được rất nhiều những khó khăn trong việc giáo dục học sinh, họ cũng là những người thầy của tôi.
Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quý báu của mình để đọc bài viết của tôi. Nếu các bạn biết cuốn sách hay, những bộ phim hay về giáo dục … hãy giới thiệu và chia sẽ cho tôi với nhé!!! Tôi nhất định sẽ tìm đọc, sẽ xem. Thanks!
                                                                                    




Lý Minh Long

Qua học tập và nghiên cứu làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tôi xin trình bày những cảm nhận về nhận thức và tự liên hệ về việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, lối sống của bản thân như sau: