Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Đặng Ngân Hà

 Thời gian đã trôi qua gần nửa thế kỷ nhưng những điều Bác dạy  mãi mãi trường tồn. Trong đó có một tác phẩm mà tôi rất tâm đắc là tác phẩm “ Sửa đổi lối làm việc” vào tháng 10 năm 1947.

NỘI DUNG TÁC PHẨM
1.       Phê bình và sửa chữa
-          Hồ Chí minh cho rằng: phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi lối làm việc tốt hơn, đúng hơn. cốt để đoàn kết thống nhất nội bộ. Vì vậy, theo Người: trong phê bình phải thật thà, không thêm bớt, không nể nang, đồng thời không mỉa mai, chua cay, đâm thọc.
-          Về khuyết điểm, theo hồ Chí Minh có thể quy vào mấy hạng sau:
Thứ nhất, khuyết điểm về tư tưởng, tức là bệnh chủ quan mà nguyên nhân chính là kém lý luận, khinh lý luận, không đem lý luận ra thực hành trong cuộc sống.
Thứ hai, khuyết điểm về sự quan hệ trong Đảng với ngoài Đảng, tức là bệnh hẹp hòi, ngăn trở Đảng thống nhất đoàn kết, phá hoại sự đoàn kết toàn dân.
Thứ ba, khuyết điểm về cách nói, cách viết, tức là ba hoa.
Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hòi, cá nhân, bản vị... mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Vì vậy, phải ngăn ngừa, đề phòng những kẻ địch đó, phải kiên quyết chữa trị bằng hết những căn bệnh đó. Điều này cho thấy sửa đổi lối làm việc là nhiệm vụ chung của Đảng, của mỗi cán bộ, đảng viên. 
2.       Mấy điều kinh nghiệm
-          Theo Hồ Chí Minh, có cán bộ tốt, việc gì cũng xong. Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém. Muốn tránh khỏi sự lãng phí trong việc sử dụng cán bộ, cần phải sửa chữa cách lãnh đạo, yêu cầu mỗi cán bộ trong mỗi ngành phải thiết thực báo cáo và cất nhắc cán bộ.
-          Cần phải phát huy tính sáng tạo của mỗi cán bộ, đảng viên bằng cách: bày cho họ suy nghĩ, tìm tòi, đề nghị, hãy lắng nghe họ.Trong công việc cần phải nghiên cứu cội rễ, phân tích rõ ràng rồi mới kết luận.
3.       Tư cách và đạo đức cách mạng
-          Tư cách của Đảng chân chính cách mạng
 Trong “sửa đổi lối làm việc”,Người đã đưa ra 12 điều thuộc về tư cách của một Đảng chân chính cách mạng, theo đó người cho rằng: “Đảng không phải là một tổ chức làm quan phát tài. nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng”; Cán bộ của Đảng phải biết lý luận, mọi công việc của Đảng phải đứng về phía quần chúng, cán bộ đảng viên phải liên hệ chặt chẽ với dân chúng, Đảng không che dấu khuyết điểm của mình, không sợ phê bình; Đảng phải chọn lựa những người rất trung thành và rất hăng hái, đoàn kết họ thành nhóm trung kiên lãnh đạo; Đảng phải giữ kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới. Để kết luận về tư cách của Đảng chân chính cách mạng, Hồ Chí Minh viết:
Muốn cho Đảng được vững bền
Mười hai điều đó chớ quên điều nào
-          Đạo đức cách mạng
Khi đánh giá vai trò của đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng, cũng giống như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối. Người viết: “Cũng giống như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.
      Về nội dung, đạo đức cách mạng bao gồm năm tính tốt: Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Những đức tính trên mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, được Hồ Chí Minh kế thừa bởi đạo đức của Nho giáo, đưa vào đó một nội dung mới phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta, ở chỗ “không phải là đạo đức thủ cựu, nó là đạo đức mới, nó không phải vì danh vọng cá nhân, mà vì lưọi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người”. Như vậy, Hồ Chí Minh cho rằng: đạo đức là cái gốc của người cách mạng, nhưng cũng cần phải nhận thứcđức và tài có quan hệ mật thiết với nhau. Có đức phải có tài, nếu không sẽ không mang lại lợi ích gìmà còn có hại cho nhân dân. Mặt khác, phải thấy trong đức có tài, tài càng lớn thì đức phải cao, vì đức tài là nhằm phục vụ nhân dân và đưa cách mạng đến thắng lợi. 
4.       Vấn đề cán bộ
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh cho rằng: cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy, theo Hồ Chí Minh cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng.
-          Việc huấn luyện, theo Hồ Chí Minh, cần là theo các cách như: huấn luyện nghề nghiệp, huấn luyện chính trị, huấn luyện văn hoá, huấn luyện lý luận. Các cơ quan phải rất chú ý đến việc huấn luyện cán bộ - phải lựa chọn rất cẩn thận những nhân viên phụ trách việc huấn luyện đó.
-          Dạy và dùng cán bộ: công việc thành bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy, Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu.
-          Lựa chọn cán bộ: theo Hồ Chí Minh, lựa chọn cán bộ cần tìm người trung thành, hăng hái, luôn liên lạc mật thiết với dân chúng, phải giữ đúng kỷ luật.
-          Cách đối với cán bộ, có năm cách dùng cán bộ:
Thứ nhất, chỉ đạo: giao việc cho họ, để họ tự làm, cho họ phụ trách, công việc dù có sai lầm chút ít cũng không đáng ngại.
Thứ hai, nâng cao: tạo điều kiện để họ được tham gia học thêm lý luận, học thêm về chuyên môn nghiệp vụ, có như vậy năng lực của họ mới ngày càng tiến bộ.
Thứ ba, kiểm tra: Khi giao việc cho họ, theo Người, không phải ngày nào cũng kiểm tra công việc mà thường xuyên kiểm tra để rút kinh nghiệm, sửa chữa những sai sót. Người cho rằng: “ giao công việc mà không kiểm tra, đến lúc thất bại mới chú ý đến. Thế là không biết yêu dấu cán bộ”.
 Thứ tư, cải tạo: khi cán bộ mắc sai lầm thì phải thuyết phục, giúp họ sửa chữa.
Thứ năm, giúp đỡ: phải tạo điều kiện cho họ sinh sống và làm việc, tuỳ theo hoàn cảnh mà giúp họ giải quyết việc gia đình.       
-          Về chính sách cán bộ: Hồ Chí Minh cho rằng, phải hiểu biết cán bộ, khéo dùng cán bộ, thương yêu cán bộ, sửa chữa sai lầm của cán bộ.        
5.       Cách lãnh đạo và kiểm soát
Trong tác phẩm, Hồ Chí Minh cho rằng: “chẳng những phải lãnh đạo quần chúng mà lại phải học hỏi quần chúng”, nghĩa là: người lãnh đạo không nên kiêu ngạo mà nên hiểu thấu. Sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình cũng chưa đủ cho sự lãnh đạo đúng đắn. Vì vậy, ngoài kinh nghiệm của mình, người lãnh đạo còn phải dùng kinh nghiệm của đảng viên, của dân chúng để thêm cho kinh nghiệm của mình. Theo Hồ Chí Minh, lãnh đạo đúng có nghĩa là: phải quyết định mọi vấn đề cho đúng, phải tổ chức thi hành cho đúng, phải tổ chức kiểm soát.
6.       Chống thói ba hoa
Trong tác phẩm, Hồ Chí Minh cho rằng: chúng ta chống bệnh chủ quan, chống bênh hẹp hòi, đồng thời cũng phải chống thói ba hoa. Vì thói này cũng hại như hai bệnh kia. Để chữa thói ba hoa, theo Người cần phải: học cách nói của quần chúng, dùng lời lẽ đơn giản, khi viết, khi nói ai cũng hiểu được.   

Khi đọc tác phẩm này, riêng tôi rút ra những bài học sau đây:
- Không ngừng trao dồi rèn luyện đạo đức, tác phong làm việc trong mọi ngành nghề
- Có trách nhiệm với công việc của mình, nhìn nhận và sửa chữa những khuyết điểm
-Trong công việc chú trọng yếu tố thực tiễn
.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét