Thứ Ba, 21 tháng 4, 2015

Nguyễn Trần Hoài Phương

ĐỌC THƠ BÁC VÀ HỌC TẬP CÁCH VIẾT CỦA NGƯỜI

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà văn hoá lớn với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo. Thơ Bác kết hợp một cách hài hoà giữa cổ điển và hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bởi vậy nghiên cứu và học tập cách viết của Bác là một việc làm vô cùng quan trọng và có ý nghĩa thiết thực.
Thơ Bác thường ngắn gọn, trong từng bài câu nào cũng gọn. Tính ngắn gọn đã tạo nên hiệu quả tuyên truyền rất lớn. Học tập điều đó trong cách viết của Bác, Tôi tránh những cách diễn giải lê thê, dài dòng gây khó hiểu. Tôi hướng đến cho các em học sinh những bài dạy văn với nội dung ngắn gọn, súc tích nhưng đầy đủ ý nghĩa.
Bên cạnh việc học tập phong cách gắn văn nghệ với cách mạng, chúng ta thấy nét độc đáo trong thơ Bác là sự kết hợp giữaa thi pháp cổ điển và hiện đại. Học tập Bác, trong những bài dạy văn, đặc biệt là những đơn vị bài học thuộc gain đoạn văn học trung đại, tôi liên hệ, giải thích những quan niệm của con người trong xã hội phong kiến so với thời đãi để các em dễ lý giải những câu thơ, câu chữ và cách cư xử tình huống của những nhân vật trong các tác phẩm văn học trung đại.
Trong thơ Bác còn là sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố lãng mạn và hiện thực. Áp dụng điều này vào các giờ dạy văn, tôi đề cao tính cảm xúc trong con đường tiếp nhận văn chương của các em. Tôi tránh việc các em phải học bài một cách nặng nề, sáo rỗng.
Càng đọc thơ Bác, học phong cách viết của Bác, tôi càng cảm thấy như đang đứng trước chân trời mới lạ, hấp dẫn. Bởi mỗi tác phẩm của Bác mặc dù ra đời trong hoàn cảnh lịch sử nào nhưng đến nay những sáng tác đó vẫn còn nguyên giá trị nghệ thuật lớn, tầm tư tưởng lớn.
Đọc thơ Bác, học phong cách sáng tác của Bác, tôi càng thấm nhuần lời dạy của Người: “Văn học nghệ thuật là một mặt trận, anh chị em văn nghệ sĩ phải là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

Hà Cẩm Ân - Thời gian quý báu lắm.

Trước hết tôi xin kể cho các đồng chí 1 câu chuyện có thật của Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Và hy vọng sau câu chuyện này chúng ta có thể tự rút ra được bài học riêng cho mình.

VÀNG THỊ DA LAN


CHI ĐOÀN GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN

  Hồ Chí Minh là một tấm gương đấu tranh không mệt mỏi chống lại cái ác, cái xấu trong xã hội, trong mỗi con người, chống lại những biểu hiện tiêu cực, nhất là căn bệnh tham ô, lãng phí, quan liêu trong bộ máy tổ chức của Đảng, , Hồ Chí Minh có thái độ rõ ràng, công minh trước công và tội của từng cá nhân. Người đã trực tiếp chỉ đạo xét xử những vụ án lớn; phân tích thấu tình đạt lý những nguyên nhân dẫn đến lỗi lầm của cán bộ, đảng viên, trong đó có đảng viên có chức, có quyền. Người chỉ ra hậu quả kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức mà các hành vi phạm tội gây ra, qua đó củng cố niềm tin của nhân dân vào luật pháp, vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

   Bản thân tôi cũng sẽ góp phần nào đó sức lao động của mình để góp phần xây dựng nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh hơn.

Trần Nguyễn Huơng Bình

NHẬT KÝ LÀM THEO LỜI BÁC

Trần Nguyễn Hương Bình

        Làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xác định “nói đi đôi với làm”. Sau khi học tập, quán triệt tấm gương đạo đức của Bác đều đăng ký nội dung “làm theo Bác”; gắn việc “làm theo” với thực hiện các phong trào thi đua rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc. Riêng ở bản thân tôi cảm thấy tâm huyết nhất với đức tính cần kiệm, liêm chính của Bác Hồ, tôi đã thiết thực hóa bằng những việc làm rất nhỏ như tiết kiệm điện nước, trang thiết bị. Bằng việc làm ghi lại nhật ký theo lời Bác để “rèn” mình trong từng việc làm hàng ngày.