Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Đặng Ngân Hà



Họ tên: Đặng Ngân Hà.
Ngày, tháng, năm sinh: 20-03-1985
Địa chỉ: 18D Quân Sự, P.11, q.11
Điện thoại: 01234.66.00.22
HỌC THEO NHỮNG LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ VỀ ĐẠO ĐỨC
Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của những đức tính tốt đẹp nhất của một con người. Từ những bài học sinh động về tấm gương của Người, tôi đã áp dụng vào thực tiễn, vào việc “làm theo”, bằng các hành động như: tiết kiệm trong sử dụng thời gian, cơ sở vật chất, sinh hoạt; tham gia tích cực các hoạt động tình nguyện, chấp nhận dấn thân, sẵn sàng chia sẻ cùng cộng đồng, biết cách yêu thương mọi người qua đó, tự hoàn thiện mình và trưởng thành hơn..
Thứ nhất, học ở Bác tinh thần chủ động tự học, học tập không ngừng để “luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ thì là ngừng lại. Trong khi mình ngừng lại thì người ta cứ tiến bộ. Kết quả là mình thoái bộ, lạc hậu.
Tiến bộ không giới hạn. Mình cố gắng tiến bộ, thì chắc tiến bộ mãi.
Luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình.   Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình.”
(Cần kiệm liêm chính. Tháng 6 nǎm 1949. T.5, Tr. 644)
Tấm gương về tinh thần học tập của Bác Hồ là một điển hình cho hiệu quả của việc tự học. Ngoài ra, khả năng tự học, trau dồi ngoại ngữ để làm phương tiện tiếp cận, nắm bắt và hiểu rõ thế giới của Người cũng làm cho tôi xem là tấm gương phấn đấu để luôn luôn tiến bộ.
Thứ hai, “Đối với mình - Phải siêng nǎng, không được lười biếng, ai lười biếng không làm được việc. Phải tiết kiệm, không xa xỉ, vì xa xỉ hoá ra tham lam, nhất là đối với tiền bạc của đoàn thể phải rất phân minh.
(Con đường giải phóng. Tháng 12 nǎm 1940. Tư liệu Bảo tàng Hồ Chí Minh)   
Quán triệt tư tưởng đó của Người tôi cố gắng tiết kiệm thời gian để nghiên cứu, trau dồi kiến thức và kỹ năng; Học tính tiết kiệm bắt đầu từ việc tiết kiệm nho nhỏ trong cuộc sống chẳng hạn như: tự giác tắt quạt, điện không cần thiết, tiết kiệm năng lượng trong sinh hoạt.

Thứ ba, học ở Bác về sự hài hòa giữa tài và đức. “Trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng. Có tài phải có đức. Có tài   không có đức, tham ô hủ hoá có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”.
(Bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp I. Ngày 12 tháng 6 nǎm 1956. HCM, T.8, Tr.184.)
 Khi là một giáo viên tôi cũng thấm nhuần quan điểm: Người giáo viên cần phải có Cái “tâm”, “tài” và “đức” trong nghề dạy học của mình
Tôi rất có tâm huyết với nghề chính vì vậy mới có hứng thú, say mê chăm chút từng bài giảng, từng nội dung tiết giảng; Luôn luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu, chỉnh lý, bổ sung nội dung và phương pháp giảng dạy để đem lại hiệu quả cao nhất cho học sinh
Cái “Tâm” người thầy giáo tốt cũng được tôi luôn có gắng trân trọng và phát huy: biết hiến thân cho nghề dạy học, biết hi sinh vì lợi ích tương lai, vì học sinh thân yêu. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm với nghề nghiệp. Cảm thấy sung sướng, hạnh phúc khi được đứng lớp. Nhiệt tình trong xây dựng đơn vị, chân thành trong giúp đỡ đồng nghiệp.
Về cái “Tài” của người thầy, tôi luôn cố gắng từng ngày từng ngày xây dựng: tài năng về trí tuệ và tài năng nghiệp vụ sư phạm. Chính vì xây dựng tài năng sẽ giúp cho tôi nắm vững và nhuần nhuyễn nội dung hệ thống các kiến thức cơ bản của môn học, phát hiện vấn đề bổ sung vào nội dung bài giảng; Tài năng nghiệp vụ sư phạm, tôi không ngừng học hỏi và nâng cao ở việc áp dụng các phương pháp giảng dạy, khả năng trình bày và khả năng xử lý các tình huống sư phạm trong quá trình giảng dạy. Kết hợp được giữa nội dung và phương pháp sẽ làm cho bài giảng thêm phong phú, sinh động, hấp dẫn và có hiệu quả cao, làm cho người học hứng thú, say mê, tránh nhàm chán, từ đó chủ động, tích cực nghiên cứu, tìm hiểu trong học tập.
Thứ tư, học ở Bác tinh thần khiêm tốn, rộng lượng. “Công trạng của cá nhân chủ yếu là nhờ tập thể mà có. Vì vậy người có công trạng không nên tự kiêu mà cần khiêm tốn. Khiêm tốn và rộng lượng, đó là hai đức tính mà người cách mạng nào cũng phải có”
(Bài nói chuyện tại lớp chỉnh huấn trung, cao cấp của Bộ Quốc phòng và các lớp trung cấp của các tổng cục. Tháng 5 nǎm 1957. HCM T.8, Tr.391.)
Trong quá trình làm việc và trong cuộc sống, tôi luôn tự nhắc nhở bản thân luôn khiêm tốn trong suy nghĩ, khiêm tốn trong hành vi, đảm nhận mọi hậu quả hành vi của mình. không khoe khoang, tìm kiếm sự khen thưởng, thán phục. Khiêm tốn loại trừ sự ganh tỵ. Vui mừng khi người khác thành công và vượt qua mình. Không nuôi giữ lòng cay đắng hoặc lạnh lùng với người hơn mình. Khiêm tốn giúp tôi chia sẻ tri thức của mình một cách khiêm nhường. Khiêm tốn tôi có lòng can đảm. Không thoái lui trước những điều không đón chào nơi trường học và học sinh
Tôi nỗ lực để thành một người tốt dựa theo những điều Bác dạy, với những đức tính nói trên thì tôi nghĩ chúng ta ai cũng có thể làm được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét