Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

Trần Thị Phương Nam (10/02/2012)


“Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.” Một câu nói đầy ý nghĩa của Bác Hồ, và câu nói đó dường như tôi đã khắc cốt ghi tâm.

         Những khi dạy học ở lớp, tôi luôn nhắc nhở học sinh phải chuyên cần học tập, tiết kiệm và trung thực. Tôi luôn trò chuyện với học sinh rằng nếu chúng ta không có nhiều sự thông minh, lanh lợi nhưng chúng ta cần cù, chăm chỉ thì ắt sẽ thành công.

         Tôi yêu học trò của tôi và tôi có gắng chỉ cho chúng biết những điều hay lẽ phải, cách sống để trở thành một con người có ích cho xã hội. Không những noi gương Bác, tôi còn cảm phục cả những người thầy giáo xưa kia đã vượt qua mọi nguy hiểm, thiếu thốn mà nghề dạy học đưa lại. Nhưng không nản chí, họ vẫn kiên cường chịu đựng để đến trường. Tôi thấy họ mặc dù thiếu thốn về cơm áo gạo tiền, nhưng giàu sự đồng cảm yêu thương. Còn tôi có tất cả thì phải cố gắng dạy thật tốt để có thể gieo mầm giống tốt đẹp trong mỗi chủ nhân tương lai của đất nước, để những mầm giống đó phát huy sức mạnh làm cho đất nước tươi đẹp, sáng sủa hơn. Tôi nguyện sẽ cố gắng làm hết sức những gì mình có thể  để xứng đáng với câu nói nghề giáo là một trong những nghề cao thượng nhất trong các nghề.

         Đọc sách “105 Lời nói của Bác Hồ”, tôi nhớ nhất là câu nói của Bác: “Huy hiệu của thanh niên ta là tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. Ý nghĩa của nó là phải xung phong gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng… đồng thời phải vui vẻ, hoạt bát. Bản thân tôi đã đang và sẽ cố gắng hết mình cho công tác của mình, phấn đấu học hỏi hơn nữa để nâng cao tay nghề, tích cực trong giáo dục học sinh và luôn tạo ra sự công bằng cho tất cả đàn em thân yêu của mình.

Trần Thị Phương Nam (10/02/2012)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét