Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Trần Lê Quốc Bình (3/2/2012)

Bác Hồ với thực hành tiết kiệm


Một chính khách nước ngoài được gặp Bác năm 1951 đã nói: “Tôi hiếm khi gặp một người thanh đạm đến thế và khinh thường mọi xa hoa đến thế”. Bác Hồ từng nói “người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng phải đúng thời, đúng hoàn cảnh. Trong lúc nhân dân còn khó khăn, một người nào đó muốn sống hưởng ăn ngon, mặc đẹp là không có đạo đức”. Và Bác thường xuyên nhắc nhở phải coi đạo đức là gốc của người cách mạng, của con người, phải thực hành cần, kiệm, liêm, chính.
       Theo Bác, thực hành tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải xem đồng tiền to bằng cái nong, gặp việc đáng làm cũng không làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm không phải là ép mọi người phải nhịn ăn, nhịn mặc, trái lại tiết kiệm là cốt giúp vào tăng gia sản xuất, để dần dần nâng cao mức sống của nhân dân; tiết kiệm để tích trữ thêm vốn cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, để cải thiện đời sống nhân dân. Bác coi thực hành tiết kiệm là một quy luật đi lên của một đất nước và không phải chỉ nước nghèo mới thực hành tiết kiệm mà cả nước giàu cũng phải tiết kiệm. Người nói: “một dân tộc biết cần, kiệm, liêm, chính là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, một dân tộc văn minh, tiến bộ”.
             Bác thường bảo mọi người phải thực hành tiết kiệm. Đặc biệt là tiết kiệm thời gian. Bác khuyên anh em phải làm việc đúng giờ vì “thời gian quí báu lắm”.
            Sinh thời để tiết kiệm thời gian, Bác dạy: “Thời gian là vàng. Ai mang vàng vứt đi là điên rồ. Ai mang thời gian vứt đi là người ngu dại. Từ Chủ tịch Chính phủ cho đến người chạy giấy, người quét dọn trong một cơ quan nhỏ, đều là những người ăn lương của dân, làm việc cho dân… vì vậy làm việc phải đúng giờ, chớ đến trễ về sớm… phải nhớ rằng dân đã lấy tiền mồ hôi nước mắt để trả lương cho ta trong những giờ đó, ai lười biếng tức là lừa gạt dân”.
          Chúng ta đã nghe nhiều, biết nhiều về những phẩm chất đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là những câu chuyện hết sức giản dị, gần gũi trong cuộc sống đời thường, thiết nghĩ chúng ta hãy tự soi mình qua những câu chuyện của Bác. Dĩ nhiên, người ta không thể trở thành Hồ Chí Minh, nhưng mỗi người có thể học một số điều từ Cụ Hồ để làm cho mình trở nên tốt hơn. Để rồi âm ỉ trong mỗi người là niềm tự hào mang dòng máu con người Việt Nam, là con cháu Bác Hồ, để sống sao cho xứng đáng với những lời dạy của Người.
          Cổ nhân có dạy: “Gốc của thiên hạ là Quốc gia - Gốc của Quốc gia là gia đình - Gốc của gia đình là bản thân mỗi người”. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm cá nhân mỗi người hãy làm theo và thực hành ngay hôm nay!
Chúng ta đã nghe nhiều , biết nhiều về những phẩm chất của Bác. Từ đó cá nhân mình đã cố gắng thực hành tiết kiệm, tự giác kiềm chế việc tiêu dùng quá mức ,giảm sự lãng phí. Tuyệt  đối không thử thói quen chi tiêu như trước đây, tích luỹ dần để nâng cao mức sống, phải suy nghĩ thật kỹ trước khi mua sắm những món hàng xa xỉ. Tạo một quyển sổ ghi chép để nắm tình hình chi tiêu hằng ngày, hằng tháng để sau này có gia đình sẽ dễ dàng trong việc quản lí chi tiêu.
Không chỉ ở nhà, mình cũng cố gắng thực hành tiết kiệm tại trường vừa để tiết kiệm cho nơi làm việc, vừa làm gương cho các học sinh noi theo như tắt bớt những thiết bị điện không cần thiết, sử dụng lại các giấy in còn 1 mặt…
Tiết kiệm là một đức tính rất cần thiết cho mỗi người. Mình mong mọi người chúng ta đều sẽ thực hành tiết kiệm như lời Bác dạy nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét