Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

Hà Cẩm Ân


Việc viết nhật ký đối với mình đâu phải việc gì khó, nhưng thông thường là nhật ký của mình là chỉ có mỉnh đọc được thôi, mà bây giờ viết nhật ký mà phải cho mọi người cùng đọc mới ác chứ. thiệt là ngại quá đi.
Theo như mình nghĩ viết nhật ký làm theo lời Bác rất là tốt, thứ nhất, đây chính là nơi để các bạn tự lăng xê cho mình, tự nói nên mình đã học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào. Thứ hai, đây cũng là nơi để cho mọi người có thể hiểu nhau hơn, từ đó mọi người có thể thân thiết với nhau hơn.
Bác Hồ thường hay dạy mọi người phải "Cần, Kiệm, Liêm, Chính", nhưng có thiệt là mọi người đều có thể làm được không? Trước hết mình xin giải thích sơ qua về 4 chữ vàng đó nha. ^^ Về cần, kiệm, liêm, chính, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là phẩm chất gắn liền với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể hàng ngày của mỗi con người không thể che đậy được; gắn chặt giữa nói và làm, giữa suy nghĩ và hành động. Thể hiện cụ thể:
+ Cần, là sự lao động, làm việc cần cù sáng tạo, có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật, có kế hoạch, có năng suất, chất lượng cao. Những thói hư, tật xấu lười lao động, ăn bám, ăn cắp, làm láo báo cáo hay, vô tổ chức, vô kỷ luật là không phù hợp với đạo đức phẩm chất cách mạng. Bác Hồ rất ghét kẻ đạo đức giả, nói mà không làm, nói một đường làm một nẻo. Người cho rằng kẻ đó làm giảm đi lòng tin của nhân dân đối với Đảng.
+ Kiệm, là tiết kiệm sức lao động, thời giờ, tiền của của dân, của nước, của bản thân từ cái nhỏ, đến cái lớn, không phô trương hình thức, xa xỉ, hoang phí. "Tiết kiệm là quốc sách".
+ Liêm, là "luôn luôn tôn trọng của công, của dân", "liêm khiết trong mọi hoàn cảnh" không tham địa vị, không tham tiền tài; không ham người tâng bốc mình. Lợi dụng chức vụ quyền hạn đục khoét của công, tham ô, hối lộ, móc ngoặc làm những việc trái đạo đức, trái pháp luật, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân là người không liêm.
+ Chính, là "người không tà, thẳng thắn, đứng đắn" đối với mình, đối với người và đối với việc. "Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc sai thì dù nhỏ mấy cũng tránh". Bác Hồ còn dạy: "Đối với tự mình phải cần, kiệm, liêm, chính; đối với đồng sự phải thân ái giúp đỡ; đối với Chính phủ phải tuyệt đối trung thành; đối với nhân dân phải tôn trọng lễ phép; đối với công việc phải tận tụy; đối với địch phải cương quyết khôn khéo".
Đồng thời đó cũng là đạo lý làm người để con người Việt Nam cố gắng phấn đấu. Và người giáo viên như mình càng phải noi theo tâm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại.
Nhìn lại mình, mình cảm thấy mình cũng không thẹn với lòng, sống tới hai mươi mấy năm, mình cũng đã có thể mạnh dạn nói là mình đã và sẽ tiếp túc làm 1 con người lấy “ Cần, Kiệm, Liêm, Chính” làm tôn chỉ làm người.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét